1.NIC Teaming là gì ?
- NIC Teaming là chức năng cho phép 2 hay nhiều NIC ( Network Interface Card) Vật lý liên kết với nhau tạo thành 1 NIC logic mới có khả năng Load- Balancing ( Cân bằng tải ) và tính năng High Ability ( Độ sẵn sàng cao) cho hệ thống mạng của doanh nghiệp .Khi một trong các Card mạng này bị lỗi, các Card mạng còn lại sẽ đảm nhận kết nối mà không cần bất cứ phần mềm của hãng thứ ba nào.
- NIC Teaming là 1 công cụ có sẵn trong Windows Server 2016 . Tương tự như trên Linux chúng ta có Bonding cũng giống như NIC Teaming . Các bạn nhớ là tắt Firewall khi bật NIC Teaming , khi các card mạng khác bị quá tải thì nó sẽ chuyển qua card NIC Teaming để cân bằng tải .
- Bên cạnh đó, NIC Teaming trên WS 2016 hỗ trợ tất cả các loại NIC và hơn nữa còn có khả năng dùng chung (mix) các hãng khác nhau vào cùng 1 group NIC Teaming. Ngoài khả năng LoadBalancing, NIC Teaming trong WS 2016 còn hỗ trợ Fault Tolerance.
2.Cấu hình NIC Teaming
Ta có sơ đồ bài lab như sau :
- Theo sơ đồ chúng ta có 1 switch đang được kết nối internet và 1 server được kết nối đến switch với 2 đường internet là Ethernet 0 và Ethernet 1.
- Chúng ta sẽ thực hiện NIC Teaming cho 2 đường kết nối này để tăng khả năng cân bằng tải và có tính chịu lỗi cao, khi 1 đường internet bị hỏng vẫn sẽ còn 1 đường internet backup.
- Để cấu hình ta bật Server Manager chọn sang mục Local Server , ta nhìn thấy ở bảng trung tâm NIC Teaming đang bị Disable trên con server này và nó đã hiển thị 2 card mạng mà chúng ta sẽ cấu hình NIC Teaming là : Ethernet 0 và Ethernet 1.
- Ta ấn vào chữ Disable ở mục NIC Teaming để cấu hình . Ở bảng TEAMS, chọn Task > New Team.
- Ở bảng New team ta điền tên card mạng mới bao gồm tất cả các card mạng cũ ( đặt tên tùy ý nên mình sẽ đặt luôn là NICTeam1) , tick chọn vào 2 card mạng cần cấu hình
- Team name :điền tên của Team cần tạo – trường hợp này là NICTeam1
- Member adapters : chọn NIC cần thêm vào team – trường hợp này chọn 2 NIC đầu.
- Addional properties : Lựa chọn những thuộc tính đi kèm.
Teaming mode : gồm 3 mode
- Static Teaming : kiểu cấu hình này yêu cầu cấu hình trên cả switch và host để xác định liên kết nào sẽ tham gia vào card mạng gộp. Vì cấu hình bằng tay, nên không cần thêm giao thức để hỗ trợ switch và host trong việc xác định đường truyền và xác định các lỗi trong quá trình thiết lập. Kiểu này được hỗ trợ bởi các server-class switch. Kiểu này được sử dụng nhiều trong việc chia tải giữa các card mạng trong hệ thống.
- Switch Independent : các card mạng được kết nối vào các switch khác nhau, cung cấp các đường truyền dự phòng cho hệ thống mạng.
- LACP : giao thức để tạo EthernetChanel
- Dynamic teaming (Link Aggregation Control Protocol – LACP, IEEE 802.1ax): kiểu này còn có tên khác là IEEE 802.3ad. Dynamic teaming làm việc dựa trên giao thức LACP. Giao thức này tự động xây dựng, điều chỉnh các card mạng gộp, tự động xác định các kết nối nào giữa switch và host sẽ tham gia vào card mạng gộp. Yêu cầu các thiết bị phải có hỗ trợ LACP.)
Load balancing mode
- Address Hash : dùng cho máy thật
- Hyper-V Port : dùng cho máy ảo
Standby Adapter : đây là chức năng Fault Tolerance.
- Non (all adapters Active) : tất cả đều active và chạy LoadBalancing ( k có Fault Tolerance )
- Tên adapter 1… : nếu chọn Adapter 1, thì adapter 1 sẽ về chế độ standby, nếu có NIC nào fail nó sẽ lên làm active
- Tên adapter 2… : tương tự như trên.
- Mình sẽ setup cấu hình NIC Teaming sử dụng Switch Independent, sử dụng Dynamic cho Load balancing mode và chọn đường Ethernet0 cho Standby adapter, đường nay là đường backup cho Ethernet1 khi đường Ethernet 1 gặp sự cố thì đường Ethernet0 sẽ thay thế.
- Ta thấy sau khi cấu hình nó báo bị faulted các bạn đợi 1 lúc thì card mạng sẽ active lên
- Và chúng ta đã có 1 card mạng mới tên là NicTeam1 , các bạn đặt IP cho card mạng đó giống y card LAN bình thường.
Còn các card mạng còn lại đều đã bị disable hết các tính năng ngoại trừ 1 tính năng Multiplexor để hỗ trợ gộp card mạng Nic Teaming . Giờ chỉ còn 1 card NIC Teaming sẽ chạy hết phần cho các card còn lại , coi như chúng vẫn chạy .